• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to primary sidebar

Sức khỏe Phụ Nữ Việt | chuabenhphukhoa.com.vn

  • Trang chủ
  • Bệnh phụ khoa
  • Bệnh tử cung
  • Kế hoạch hóa gia đình
  • Sức khỏe sinh sản
  • Chỉnh hình phụ khoa
  • Làm đẹp
You are here: Home / Bệnh xã hội / Tìm hiểu để nhận biết về bệnh sùi mào gà ở môi và cách chữa trị

Tìm hiểu để nhận biết về bệnh sùi mào gà ở môi và cách chữa trị

11/09/2020 by bsphukhoa Leave a Comment

Sùi mào gà – không ít trường hợp, người bệnh bị các nốt sùi phát sinh tại vùng môi, gây mất thẩm mỹ và gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt.

Vậy tại sao lại xảy ra tình trạng này? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu để biết nhận biết rõ hơn về bệnh sùi mào gà ở môi.

nhận biết về bệnh sùi mào gà ở môi

Nhận biết những kiến thức cơ bản về bệnh sùi mào ở môi

Mục lục bài viết

  1. Nhận biết những kiến thức cơ bản về bệnh sùi mào ở môi
    1. Tìm hiểu về sùi mào gà ở môi và con đường gây bệnh
    2. Những con đường của sùi mào gà ở môi
      1. 1. Quan hệ tình dục bằng miệng
      2. 2. Do phát sinh tiếp xúc thân mật
      3. 3. Sử dụng chung đồ dùng cá nhân
      4. 4. Lây nhiễm từ mẹ sang con khi sinh nở
    3. Các biện pháp chữa trị hiệu quả bệnh sùi mào gà ở môi

Sùi mào gà nói chung là một dạng bệnh u nhú do virus HPV gây ra trên cơ thể người ở nhiều vị trí khác nhau, như: Bộ phận sinh dục, hậu môn, vùng môi, miệng, mắt, tay chân.

Được biết, hiện nay có khoảng trên 90 chủng virus HPV khác nhau và triệu chứng do những chủng nào gây ra cũng là riêng biệt. Nghiêm trọng nhất là hai chủng virus HPV 16 và 18, vì khi bị nhiễm phải hai chủng virus này, sùi mào gà bị gây ra có thể chuyển sang ác tính và nguy cơ bị ung thư cổ tử cung hoặc dương vật là rất cao.

Chính vì vậy, bị sùi mào gà nói chung và sùi mào gà ở môi nói riêng cần được phát hiện và chữa trị sớm để hạn chế các tổn thương và ngăn ngừa biến chứng xảy ra.

Tìm hiểu về sùi mào gà ở môi và con đường gây bệnh

Thông thường, sùi mào gà ở môi có thời gian ủ bệnh khá dài, khi xâm nhập vào vùng môi của đối tượng nhiễm, virus HPV sẽ phát bệnh sau 2 – 9 tháng, ban đầu các u nhú nhỏ mọc riêng lẻ, nhỏ li ti, mềm và có màu trắng da hoặc hơi hồng, do đó người bệnh thường dễ nhầm lẫn với bệnh nhiệt miệng.

Tuy nhiên, theo thời gian, các u nhú này sẽ lan rộng, mọc thành cụm nhóm có dạng như mào gà hoặc hoa súp lơ. Lúc này, người bệnh có thể dễ dàng nhận biết khi quan sát bằng mắt thường, các u nhú này có thể vỡ ra, gây chảy dịch kèm mùi hôi tanh khó chịu.

Những con đường của sùi mào gà ở môi

Cũng giống như nguyên nhân dẫn đến sùi mào gà nói chung, sùi mào gà ở miệng cũng bị gây ra bởi những con đường sau:

1. Quan hệ tình dục bằng miệng

Với hình thức quan hệ tình dục qua đường miệng, các virus có sẵn trong dịch tiết, tuyến nước bọt ở người bệnh sẽ lây dính sang vùng miệng của người khỏe mạnh và gây bệnh sùi mào gà ở môi. Đây được xác định là nguyên nhân phổ biến nhất trong số các trường hợp bệnh.

2. Do phát sinh tiếp xúc thân mật

Khi người khỏe mạng có sự tiếp xúc thân mật hoặc hôn sâu ở vùng môi, miệng với người bệnh, nhất là khi có vết thương hở ở môi thì tỷ lệ bị lây nhiễm virus HPV là rất cao.

3. Sử dụng chung đồ dùng cá nhân

Việc người khỏe mạnh sử dụng chung đồ dùng các nhân với người bệnh, như: Khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng,…sẽ làm tăng nguy cơ bị sùi mào gà ở môi. Đặc biệt là khi cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng suy giảm.

4. Lây nhiễm từ mẹ sang con khi sinh nở

Người mẹ mắc sùi mào gà trong thai kỳ sẽ có nguy cơ lây nhiễm virus HPV cho trẻ sơ sinh thông qua quá trình sinh nở thông thường. Trẻ sẽ bị lây dính virus HPV có trong dịch, máu ở cổ tử cung và âm đạo của người mẹ. Do đó, để ngăn ngừa con trẻ bị sùi mào gà ở môi, các mẹ hãy lựa chọn phương pháp sinh mổ.

Các biện pháp chữa trị hiệu quả bệnh sùi mào gà ở môi

Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi nhận thấy các triệu chứng lâm sàng ban đầu về bệnh sùi mào gà ở môi, quý bệnh nhân hãy đến ngay các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và có biện pháp chữa trị kịp thời.

Ở giai đoạn ban đầu, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc kháng sinh để kiểm soát và hạn chế các tổn thương. Người bệnh cần áp dụng đúng – đủ các hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây kích ứng, đau đớn và biến chứng không mong muốn.

Ở giai đoạn bệnh nặng, khi các nốt sùi mào gà ở môi đã quá lớn và không đáp ứng việc điều trị bằng thuốc, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện phẫu thuật, với các biện pháp như: Đốt điện, Laser, Áp lạnh, Dao Leep.

Với mỗi phương pháp, người bệnh ít nhiều sẽ bị đau đớn. Các bác sĩ sẽ tư vấn, phân tích để người bệnh chủ động lựa chọn phương pháp phù hợp với điều kiện và tình trạng của bản thân.

Ngoài ra, trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, để phòng tránh bệnh sùi mào gà ở môi, mỗi người cần xây dựng một lối sống lành mạnh; sinh hoạt tình dục an toàn, thủy chung; không sử dụng chung đồ dùng cá nhân, đặc biệt là nơi công cộng, đông người; thăm khám sức khỏe và tầm soát các bệnh xã hội định kỳ hoặc khi có các dấu hiệu bất thường để phát hiện và điều trị sớm về bệnh sùi mào gà ở môi.

Filed Under: Bệnh xã hội, Sùi mào gà Tagged With: bệnh sùi mào gà, bệnh xã hội

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Danh mục bài viết

  • Bệnh huyết trắng
  • Bệnh kinh nguyệt
  • Bệnh phụ khoa
  • Bệnh tử cung
  • Bệnh xã hội
  • Biện pháp tránh thai
  • Chỉnh hình phụ khoa
  • Kế hoạch hóa gia đình
  • Khí hư bất thường
  • Làm đẹp
  • Làm đẹp vùng kín
  • Nấm âm đạo
  • Sức khỏe sinh sản
  • Sùi mào gà
  • Tin tức
  • Vá màng trinh
  • Viêm âm đạo
  • Viêm cổ tử cung
  • Viêm lộ tuyến cổ tử cung
  • Viêm phần phụ

Mọi thắc mắc cần được tư vấn về vấn đề phụ khoa hoặc nhu cầu cần được đặt hẹn thăm khám ưu tiên, các bạn có thể liên hệ đến Phòng Khám theo một trong ba cách đơn giản dưới đây:

Gọi đến số (028) 3832 9966 hoặc 076 301 3666 để gặp trực tiếp các Bác sĩ.

Để lại số điện thoại tại khung chat, các bác sĩ sẽ gọi lại cho bạn ngay.

Chat với bác sỹ chuyên khoa.

phong-kham-da-khoa-ha-do

Bản quyền thuộc về chuabenhphukhoa.com.vn