Sùi mào gà – căn bệnh xã hội nguy hiểm đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Bệnh lây truyền nhanh chóng qua đường tình dục không an toàn, phổ biến ở mọi đối tượng, giới tính. Đặc biệt là nam nữ đang trong độ tuổi sinh sản và có lối sống tình dục tự do, mạnh mẽ.
Theo khuyến cáo, nếu sùi mào gà không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ phải gánh chịu nhiều hệ lụy nghiêm trọng về tinh thần, sức khỏe, sinh sản và thậm chí là cả tính mạng. Như vậy, vấn đề được đặt ra lúc này là bệnh sùi mào gà có chữa tận gốc được không?
Virus Human Papilloma tác nhân gây bệnh sùi mào gà
Để nhận biết bị mắc sùi mào gà có chữa tận gốc được không? Trước hết, chúng ta cần hiểu được đâu là tác nhân chính dẫn đến căn bệnh này? Sùi mào gà là một dạng bệnh u nhú phát sinh trên cơ thể người, do tác nhân chính là virus Human Papilloma (HPV) gây ra.
Từ kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, có khoảng 100 chủng loại virus HPV khác nhau. Trong đó, hai chủng HPV 16 và 18 được xác định là nguy hiểm nhất, vì chúng có nguy cơ gây ra sùi mào gà ác tính và ung thư dương vật hoặc cổ tử cung.
Con đường lây truyền của virus Human Papilloma
Thông thường, đối tượng sẽ bị lây nhiễm virus HPV qua quan hệ tình dục dưới các hình thức, như: Đường miệng, âm đạo, sextoy hoặc hậu môn. Việc sử dụng bao cao su cũng không thể đảm bảo an toàn 100%.
Ngoài ra, virus HPV cũng có thể lây nhiễm qua tiếp xúc với vết thương hở, truyền máu, sử dụng chung đồ dùng (khăn mặt, khăn tắm, son môi,…) với người bệnh.
Đặc biệt, khi người nữ bị sùi mào gà khi mang thai, con trẻ sẽ bị lây truyền virus HPV khi còn trong bào thai hoặc qua sinh nở tự nhiên. Nữ giới bị sùi mào gà khi mang thai sẽ có nguy cơ cao bị sảy thai, sinh non. Trẻ sơ sinh nhiễm virus HPV sẽ tác động xấu đến thị lực, hô hấp, thần kinh và não bộ.
Nhận biết các triệu chứng lâm sàng của sùi mào gà
Nhìn chung, trong giai đoạn ủ bệnh từ 2 – 9 tháng, đối tượng nhiễm rất khó để nhận biết về sùi mào gà vì các triệu chứng lúc này thường không quá rõ ràng hoặc không có bất kỳ triệu chứng nào. Chỉ khi các tổn thương xuất hiện trên bề mặt vùng da ở bộ phận sinh, môi miệng hoặc hậu môn – trực tràng, người bệnh mới nhận thấy.
Tại vị trí phát bệnh, các u nhú, mụn thịt, nốt sần nhỏ li ti, mềm, có màu trắng da hoặc hồng tươi. Mọc đơn lẻ và tạo thành cụm nhóm theo thời gian, có dạng như mào gà hoặc bông súp lơ. Chúng dần vỡ ra, gây chảy dịch mủ, viêm nhiễm, ngứa ngáy khó chịu. Ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt và tình dục của đối tượng nhiễm HPV.
Các tổn thương sẽ dần nghiêm trọng, gây nhiễm trùng sang các bộ phận cơ quan khác, nguy cơ hiếm muộn – vô sinh, ung thư có thể xảy ra nếu đối tượng nhiễm không chủ động và kiên trì trong điều trị.
Đối tượng bị bệnh sùi mào gà có chữa trị tận gốc được không?
Quay lại với vướng mắc, bệnh sùi mào gà có chữa trị tận gốc được không? Thực tế, nền Y học hiện tại vẫn chưa thể tìm ra phương pháp điều trị dứt điểm được virus HPV.
Do đó, sau áp dụng điều trị, virus HPV vẫn còn tồn tại trong cơ thể đối tượng nhiễm nên khả năng lây truyền và tái phát luôn có nguy cơ xảy ra. Tức là, việc chữa trị và theo dõi sùi mào gà là cả một quá trình kéo dài, thậm chí là suốt đời. Điều này phụ thuộc vào thời điểm phát hiện, mức độ tổn thương và ý thức tự chủ của từng người bệnh.
Các chuyên gia cũng nhận định, dẫu biết rằng việc điều trị không mang lại hiệu quả dứt điểm virus HPV. Nhưng sẽ có giá trị lâu dài về sức khỏe – sức khỏe sinh sản cho người bệnh; hạn chế khả năng lây nhiễm, kiểm soát mức độ tổn thương, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, giúp dần đào thải virus HPV theo thời gian.
Một số phương pháp chữa trị sùi mào gà đang được áp dụng
Một trong những phương pháp phổ biến và phù hợp với nhiều đối tượng nhiễm đó là dùng thuốc kháng virus. Bệnh ở giai đoạn mới khởi phát, mức độ tổn thương nhẹ sẽ mang lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc đòi hỏi người bệnh phải kiên trì vì liệu trình áp dụng trong một thời gian khá dài.
Bệnh ở giai đoạn nặng, các nốt sùi mào gà phát triển với kích thước lớn, người bệnh sẽ được tư vấn và áp dụng điều trị bằng các phương pháp ngoại khoa, như: Áp lạnh, đốt Điện, đốt Laser.
Trong và sau điều trị, đối tượng nhiễm cần kiêng quan hệ tình dục cho tới khi có kết luận cuối cùng từ phía bác sĩ về tình trạng bệnh; việc điều trị được tiến hành đồng thời với bạn tình của người bệnh; không sử dụng thuốc lá, bia rượu; ăn uống đủ chất, sinh hoạt và làm việc hợp lý; kiểm tra sức khỏe và theo dõi Y tế định kỳ.
Kết luận lại vấn đề…
Mong rằng, thông qua những chia sẻ trên, quy bạn đọc đã có được lời giải đáp chính xác cho câu hỏi bệnh sùi mào gà có chữa tận gốc được không? Từ đó, hãy chủ động hơn trong công tác chăm sóc, theo dõi và bảo vệ sức khỏe – sức khỏe sinh sản của chính mình.
Trả lời