Khám phụ khoa là một cụm từ rất quen thuộc với cả nam giới lẫn nữ giới. Khi nghe đến cụm từ này, bạn sẽ hiểu ngay vấn đề sẽ khám vùng kín của phụ nữ. Đây là một khoa chuyên dành riêng để bảo vệ và chữa trị các chứng bệnh liên quan đến bộ phận sinh dục nữ. Thế nhưng, bạn đã thật sự hiểu khám phụ khoa là khám những gì hay chưa?
Tại sao bạn phải cần đi khám phụ khoa?
Trong những năm gần đây, số phụ nữ đã hoặc đang mắc các bệnh liên quan đến phụ khoa ngày càng tăng và chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Từ rất nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ dễ mắc các chứng bệnh không mong muốn này như vệ sinh vùng kín kém, tâm lý thường xuyên trong tình trạng căng thẳng và lo âu,…
>> Bạn nên đọc: Thời điểm nào để khám phụ khoa phù hợp
Bên cạnh đó, các căn bệnh liên quan đến vùng kín luôn được đánh giá là rất dễ nhiễm phải trong độ tuổi từ 15 đến 40 tuổi. Các căn bệnh này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và khả năng mang thai của nữ giới. Chính vì vậy, các chuyên gia và bác sĩ thường xuyên khuyên rằng việc khám phụ khoa là vô cùng cần thiết và quan trọng đối với phụ nữ.
Bạn sẽ khám những gì khi đi khám phụ khoa tại bệnh viện hoặc phòng khám?
Bạn sẽ được khám những gì khi đi khám phụ khoa?
Khám phụ khoa chính là bạn sẽ khám tất cả các bộ phận thuộc cơ quan sinh dục của phụ nữ. Trong cơ quan sinh dục nữ được chia làm hai phần:
- Cơ quan sinh dục trên: Tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng và vòi trứng.
- Cơ quan sinh dục dưới: Cổ tử cung, âm hộ và âm đạo.
Cho nên, khi bạn đến các cơ sở y tế để khám phụ khoa, bạn sẽ được các bác sĩ khám tổng quan và chi tiết từng khu vực của cơ quan sinh dục. Ngoài ra, nếu như trong quá trình khám có phát sinh một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như: xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, siêu âm ổ bụng,…
Quy trình khám phụ khoa tại các bệnh viện và phòng khám
Các bước khám phụ khoa bạn nên biết
Trong một quá trình khám phụ khoa, bạn cần phải thực hiện đúng và đủ các quy trình khám bệnh theo từng trình tự sau đây:
Bước 1: Thăm hỏi thông tin cá nhân và tình hình bệnh
Trước khi tiến hành khám bất kỳ một căn bệnh nào, bác sĩ cũng sẽ luôn hỏi thông tin cá nhân và tình hình bệnh của bạn. Thông qua bước này, bác sĩ cũng sẽ tìm ra được các triệu chứng bất thường hoặc bệnh sử của bạn.
Bước 2: Kiểm tra và khám các khu vực bên ngoài
Đây chỉ là bước kiểm tra thông thường bằng mắt để quan sát các dấu hiệu bất thường ở vùng sinh dục và vùng ngực của bệnh nhân.
Bước 3: Khám khu vực âm đạo
Trong bước này, bạn sẽ trải qua nhiều quá trình khám:
- Quan sát khu vực bên ngoài âm đạo để xem xét các dấu hiệu hoặc triệu chứng khác thường có xuất hiện tại vùng này hay không.
- Tiếp theo, bác sĩ sẽ quan sát thành âm đạo và cổ tử cung của bạn thông qua việc đưa thiết bị mỏ vịt vào trong khu vực âm đạo.
- Cuối cùng, máy siêu âm đầu dò sẽ được sử dụng để kiểm tra toàn bộ bộ phận bên trong của cơ quan sinh dục nữ đối với những phụ nữ đã có quan hệ tình dục hoặc đã lập gia đình. Còn nếu như là các cô gái chưa có quan hệ tình dục, bác sĩ sẽ kiểm tra thông qua máy siêu âm bụng.
Bước 4: Kiểm tra và xét nghiệm tinh dịch ở vùng âm đạo
Thông qua dịch âm đạo, bác sĩ sẽ xác định được bạn có mắc phải các bệnh viêm nhiễm vùng kín thường gặp phổ biến hiện nay hay không. Các loại bệnh được gây ra bởi các loại nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc trùng roi làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn.
Để có thể lấy được dịch âm đạo, bác sĩ sẽ dùng đến máy siêu âm đầu dò hoặc mỏ vịt. Dung dịch sau khi được lấy ra sẽ được tiến hành kiểm tra và xét nghiệm kỹ lưỡng.
Bước 5: Tiến hành khám tử cung
Đây là bước quan trọng không thể thiếu giúp bác sĩ xác định được tình trạng hiện tại của tử cung của bạn. Thông thường, bác sĩ chỉ sử dụng tay sở và kiểm tra vùng bụng của bạn để xác định vị trí và kích thước của tử cung.
Trong một số trường hợp riêng, bác sĩ sẽ sử dụng máy siêu âm hoặc siêu âm đầu dò để kiểm tra chính xác hơn về khu vực tử cung của bạn. Các vấn đề bác sĩ có thể kiểm tra như cấu trúc và tình trạng của cổ tử cung hay tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng.
Bước 6: Làm một số thủ tục xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ
Trong một số trường hợp bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm thêm các xét nghiệm cần thiết khác như xét nghiệm nước tiểu hoặc xét nghiệm máu. Thông qua đó, bác sĩ sẽ đưa ra được phán đoán chính xác nhất về bệnh tình của bạn.
Bước 7: Tư vấn quá trình trị bệnh và hẹn lịch tái khám
Sau quá trình kiểm tra, xét nghiệm và khám bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn một phác đồ điều trị bệnh và các thông tin cụ thể bạn nên biết trong quá trình chữa bệnh. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ nói rõ ràng về tình hình cụ thể căn bệnh của bạn về mức độ, loại bệnh, dạng bệnh và cách chữa trị.
Sau đó, bạn sẽ được hướng dẫn và kê đơn thuốc để dùng trong thời gian tự điều trị bệnh tại nhà. Trong một khoảng thời gian nhất định, bác sĩ sẽ hẹn bạn đến tái khám và kiểm tra lại một lần nữa các tình trạng bệnh của bạn đã giảm hay chưa.
Từ những thông tin trên đây, bạn cũng đã hiểu hơn khám phụ khoa là khám những gì và tránh được các tình trạng hoang mang cũng như bối rối khi lần đầu khám bệnh. Nếu như bạn gặp phải bất kỳ một vấn đề nào liên quan đến vùng kín, thì bạn hãy đến ngay cơ sở y tế thích hợp nhất để được khám và chữa bệnh kỹ lưỡng.
Bạn có nhu cầu đặt lịch khám tại cơ sở phòng khám phụ khoa uy tín Tại TPHCM liên hệ với bác sỹ chuyên khoa
Trả lời