Đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu là một hiện tượng bình thường và phổ biến với mẹ bầu. Tuy nhiên, vì trong những tuần đầu nên mẹ cũng sẽ khá hoang mang, đặc biệt là những bạn chưa có kinh nghiệm.
Tuần đầu tiên của thai kỳ được tính như thế nào?
Tuổi thai tính từ ngày có kinh đầu tiên của chu kỳ kinh cuối. Bình quân mỗi thai kỳ sẽ kéo dài 40 tuần (280 ngày) tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng.
Như vậy, ngay thời điểm rụng trứng, bạn đã được coi như đã có thai 2 tuần.
Vì vậy, tuần đầu tiên của thai kỳ nghĩa là bạn đang trong ngày “đèn đỏ”. Và theo lý thuyết y khoa thì lúc này mẹ chưa hề có bầu. Em bé của bạn chỉ thực sự thành hình ở tuần thứ 2 hoặc thứ 3 của thai kỳ, tùy thuộc vào độ dài của chu kỳ kinh nguyệt.
Do đó, với câu hỏi này, nếu “mang thai tuần đầu” tính từ ngày bạn thụ thai (quan hệ không an toàn), thì thực chất tuổi thai đã được tính là 3 tuần.
Vậy mẹ bầu có bị đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu?
Như cách tính tuần thai ở trên, khái niệm về tuần 1 của thai kỳ chỉ là giai đoạn tiền thụ thai. Do đó, tất cả các triệu chứng bạn trải qua đều giống với các kỳ kinh nguyệt. Trong đó sẽ bao gồm cả đau bụng dưới râm rang.
Ngoài ra, những dấu hiệu khác cũng bao gồm:
- Ra máu âm đạo;
- Đau lưng;
- Bụng hơi chướng;
- Đau đầu;
- Tâm trạng thay đổi thất thường;
- Và các dấu hiệu khác.
>> Bạn nên đọc: Phân biệt đau bụng mang thai và đau bụng kinh
Trong trường hợp bạn tính tuần đầu là sau khi thụ thai, thì đau bụng dưới có nguy hiểm không?
Đau bụng dưới khi có thai trong tuần đầu là hiện tượng phổ biến nhưng cũng nên lưu ý, nhất là với mẹ mang thai lần đầu. Hầu hết các cơn đau bụng dưới sẽ không tăng lên và chóng qua nhanh. Nhưng một vài trường hợp sẽ được xem là nguy hiểm.
Các nguyên nhân phổ biến gây đau bụng khi mang thai tuần đầu
Phôi thai cấy vào trứng. Lúc này, trứng đã được thụ tinh và đang di chuyển vào lớp niêm mạc tử cung để làm tổ, nên sẽ gây ra cảm giác tưng tức vùng bụng dưới. Ngoài ra, tình trạng ốm nghén nặng cũng khiến bạn đau bụng dưới.
Dấu hiệu tiền sản giật: Đau căng vùng bụng trên, đau liên tục kèm theo cảm giác buồn nôn
Mang thai ngoài tử cung: Đau bụng dưới dữ dội kèm theo máu đen như bã cà phê. Ngoài ra, thai phụ cũng sẽ bị buồn nôn,choáng váng, mệt mỏi, ngất xỉu.
Nguy cơ sảy thai sớm: Các cơn căng tức, đau không giảm, đặc biệt là bụng cuộn đau từng cơn kèm theo đó là ra máu tươi, máu đóng cục…
Nhiễm trùng đường tiểu: Căng tức khó chịu kèm theo đau vùng bàng quang. Đau rát nóng khi đi tiểu hay đi tiểu thường xuyên… Bệnh này có thể gây nhiễm trùng thận, sinh non, sinh bé nhẹ cân.
Các dấu hiệu có thai ở tuần đầu tiên chị em nên biết
Tuy trong thời gian đầu chưa có nhiều biểu hiện rõ rệt, nhưng nếu bạn “nhạy” với cơ thể thì có thể để ý thêm những biểu hiện sau:
- Chất nhầy ở cổ tử cung có biểu hiện khác thường cả về mùi lẫn màu;
- Tăng nhiệt độ cơ thể;
- Hai bầu vú của chị em sẽ cương, sưng, nhũ hoa có màu sậm;
- Nhạy cảm với mùi;
- Tính khí thất thường;
- Tiểu nhiều hơn trong ngày;
- Cơ thể cảm thấy mệt mỏi rất nhanh;
- Buồn nôn.
Để chắc chắn, bạn nên sử dụng que thử thai hoặc đến các trung tâm y tế chuyên khoa uy tín gần nhất để được siêu âm hay thử máu để cho kết quả chính xác.
Làm gì để giảm triệu chứng đau bụng?
- Duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng, ăn nhiều rau và trái cây;
- Bổ sung khoáng chất;
- Luyện tập thể thao đều đặn;
- Massage nhẹ nhàng, tắm nước ấm và hạn chế mặc quần áo bó sát;
- Uống nhiều nước hơn mỗi ngày;
- Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ vì tăng nguy cơ táo bón, gây đau bụng khó chịu;
- Không đứng quá lâu, cố gắng nghỉ ngơi nhiêu.
Qua đây, mong rằng bạn đã biết đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu có nguy hiểm không và cách giảm đau hiệu quả. Nếu còn thắc mắc, chị em hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên sản phụ khoa để được tư vấn hỗ trợ.
Trả lời