Sùi mào gà là một trong những bệnh xã hội lây truyền bệnh phổ biến nhất hiện nay. Nam và nữ trong độ tuổi sinh sản là đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Đây là căn bệnh phát triển âm thầm và gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm. Làm thế nào để phát hiện bệnh sùi mào gà ở nữ? Dâu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh như thế nào?
Thông tin về bệnh sùi mào gà
Bệnh sùi mào gà được biết đến là một bệnh xã hội rất dễ lây lan. Căn bệnh này cũng giống như các bệnh truyền nhiễm khác như lậu, giang mai, mụn rộp sinh dục… Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng xấu đến tinh thần của người bệnh.
Bệnh sùi mào gà ở cả nam và nữ đều do Human papilloma virus (HPV) gây ra. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, loại virus này bắt đầu sinh sống và phát triển ở lớp biểu bì cuối cùng của da. Thời gian ủ bệnh của virus HPV thường kéo dài từ 3 tuần đến 9 tháng, lâu hơn rất nhiều so với các loại vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm khác.
Bệnh rất dễ nhận biết khi trên bộ phận sinh dục, hậu môn, miệng hoặc lưỡi của người bệnh xuất hiện những nốt sùi như hạt cơm hoặc mụn cơm. Bên trong các nốt ban này thường có nước và chúng có thể mọc riêng lẻ hoặc thành từng đám với nhau. Theo thời gian các nốt sùi này sẽ phát triển với kích thước to và giống như mào gà.
Những nguyên nhân dẫn đến bệnh sùi mào gà
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh sùi mào gà ở nữ, nhưng dưới đây là các nguyên nhân chủ yếu mà bạn cần lưu ý:
Quan hệ tình dục không an toàn
Quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh sùi mào gà. Tùy theo vị trí quan hệ tình dục như miệng, bộ phận sinh dục, hậu môn mà virus này xâm nhập và bắt đầu có những triệu chứng nhất định.
Lây truyền từ mẹ sang con
Lây nhiễm bệnh sùi mào gà do tiếp xúc với mầm bệnh qua vết thương hở hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh như quần áo, khăn tắm,… sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà.
Lây nhiễm qua vết thương hở
Virus sùi mào gà qua vết thương hở, có thể xâm nhập vào cơ thể và phát triển với tốc độ chóng mặt.
Sử dụng nhiều các chất kích thích
Theo thống kê, những người thường xuyên sử dụng rượu, bia… có nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà cao hơn người bình thường. Vì vậy, mọi người cần hạn chế uống rượu bia, thuốc lá, chất kích thích… vì sẽ gây hại cho cơ thể, thậm chí khiến bạn dễ mắc các bệnh lây nhiễm xã hội.
Dấu hiệu nhận biết bệnh sùi mào gà ở nữ giới
Dấu hiệu bệnh sùi mào gà ở nữ giới ban đầu rất khó nhận biết vì bệnh sùi mào gà ở nữ giới phát triển khá âm thầm và thường không có triệu chứng nổi bật. Vì vậy, chị em rất khó phát hiện và rất hay bị nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa thông thường.
Bệnh sùi mào gà ở nữ giới có thời gian ủ bệnh từ 2-9 tháng, sau thời gian này người bệnh sẽ có những biểu hiện bệnh đầu tiên. Chị em có thể phát hiện bệnh thông qua các triệu chứng như:
Xuất hiện mụn sùi ở vùng kín
Vị trí mọc mụn thường là ở môi lớn, môi bé, cổ tử cung, âm đạo hoặc xung quanh hậu môn. Ban đầu các nốt sùi có kích thước rất nhỏ, thường có kích thước từ 1-2mm, nếu không để ý kỹ rất khó nhận ra. Khi chị em sờ tay vào sẽ thấy hơi ráp.
Ra nhiều khí hư
Nữ giới sẽ có triệu chứng dịch âm đạo ra nhiều, có màu trắng, vàng, xanh kèm theo mùi hôi khó chịu. Khí hư ra nhiều cũng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa thông thường nên nhiều người thường bỏ qua các dấu hiệu của bệnh lý này. Ngoài ra, chị em còn có triệu chứng tiểu buốt, tiểu khó, đau khi đi tiểu…
Đau khi quan hệ tình dục
Do cổ tử cung của nữ giới bị tổn thương do sùi mào gà nên khi quan hệ tình dục sẽ có cảm giác đau rát vùng kín. Khi dương vật xâm nhập sâu vào bên trong sẽ ma sát với cổ tử cung và gây đau đớn, thậm chí chảy máu khi quan hệ.
Triệu chứng toàn thân
Khi mắc bệnh sùi mào gà nữ giới thường mệt mỏi, không có sức sống, không có hứng thú quan hệ tình dục, không có ham muốn, sốt hoặc sốt cao,…
Bệnh sùi mào gà ở nữ rất nguy hiểm, đặc biệt ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và mang thai của các chị em. Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh sùi mào gà có thể lây sang thai nhi qua dây rốn và nhau thai. Thai nhi sẽ chậm phát triển, dị tật bẩm sinh, sinh non và sảy thai. Khi sinh thường, trẻ sơ sinh rất dễ bị sùi mào gà ở mắt, miệng gây mù mắt và viêm họng.
Cách phòng tránh giảm nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà
Sùi mào gà là căn bệnh xã hội nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, gây trở ngại cho tâm lý người bệnh. Vì vậy, thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh sùi mào gà là rất cần thiết.
1. Quan hệ tình dục chung thủy
Quan hệ tình dục là con đường lây truyền chính của bệnh sùi mào gà, bao gồm cả quan hệ tình dục qua đường hậu môn và quan hệ tình dục bằng miệng. Vì vậy, để phòng tránh bạn nên quan hệ chung thủy với một bạn tình duy nhất. Người bạn đời này cũng phải đảm bảo chung thủy, không mắc các bệnh truyền nhiễm. Trong trường hợp không thể làm được điều đó, tốt nhất bạn nên dùng bao cao su mỗi khi quan hệ, hạn chế quan hệ bằng miệng.
2. Hạn chế các tiếp xúc gián tiếp
Những tiếp xúc gián tiếp như ôm, hôn…tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút HPV có trong dịch nhầy máu và mủ của người bệnh qua vết thương hở xâm nhập vào cơ thể cũng là nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở tay, chân hoặc thậm chí cả mắt. Ngoài ra, cũng không được dùng chung vật dụng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng,…
3. Tiêm vắc xin phòng chống HPV
Mặc dù y học hiện đại không có cách chữa khỏi vi rút, nhưng vắc xin để ngăn ngừa nhiễm vi rút HPV đã được nghiên cứu. Tiêm vắc xin phòng HPV vừa có thể ngăn ngừa bệnh sùi mào gà vừa có thể bảo vệ bạn gái khỏi ung thư cổ tử cung. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo những bạn gái từ 9 đến 26 tuổi chưa quan hệ tình dục nên tiêm vắc xin ngừa HPV.
4. Có chế độ sinh hoạt lành mạnh
Giữ cho tinh thần luôn ở trạng thái lạc quan, tránh những căng thẳng, lo âu không đáng có trong cuộc sống. Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng, phòng chống dịch bệnh, ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của vi rút. Khám định kỳ ít nhất 6 tháng / lần để phát hiện sớm các bệnh lý sinh dục, trong đó có bệnh sùi mào gà.
Trả lời